Khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân Việt Nam muốn đầu tư ra nước ngoài và Chuyển tiền hợp pháp ra nước ngoài họ buộc phải có “GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI” do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Cấp theo quy định → Nhà đầu tư cần làm gì để đạt được mục tiêu đó >
#1 DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ LÀM THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó. Vì vậy khi nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư và chuyển tiền ra nước ngoài, họ buộc phải xin “giấy phép đầu tư ra nước ngoài” theo quy định của Luật Việt Nam →
1. ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
☑ Một số điều cần biết ở nhà đầu tư khi có ý định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1. Tối thiểu phải có dự án được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài “DỰ ÁN ĐẦU TƯ”
2. Cam kết quyền và nghĩa vụ đối với tài chính nhà nước Việt Nam
3. Được sự cấp thuận đồng ý của Bộ kế hoạch đầu tư và được cấp giấy chứng nhận đầu tư
4. Cam kết và tuân thủ theo quy định về các điều khoản nếu trong trường hợp sử dụng vốn vay nhà nước để đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
1/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp cho nhà đầu tư khi họ đã hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định.
>>> Thủ tục Đăng ký sáng chế
2/ Hình thức đầu tư ra nước ngoài
Việc đầu tư ra nước ngoài thường thể hiện bằng việc nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài, hoặc mua bán, nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh (ví dụ như cửa hàng, công ty, doanh nghiệp) ở nước ngoài, hoặc xác lập quyền sở hữu của mình để thực hiện hoạt động kinh doanh nằm ngoài lãnh thổ của Việt Nam.
Việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thông qua một trong các hình thức sau:
(i) Thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) ở nước ngoài. Hợp đồng BCC này là một trong những loại hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm mục đích hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014).
(ii) Mua lại, nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) và tham gia quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.
(iii) Nhà đầu tư thực hiện việc thành lập tổ chức kinh tế (thành lập công ty, doanh nghiệp) tại nước mà họ đến tham gia đầu tư (nước tiếp nhận đầu tư) theo quy định của pháp luật nước này.
(iv) Nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài hoặc mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá đối với các sàn chứng khoán ở nước ngoài.
(v) Các hình thức đầu tư khác mà pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư (nơi mà chủ đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư) cho phép thực hiện.
>>> Thủ tục Thành lập văn phòng đại diện công ty có vốn nước ngoài
3. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
3.1 TỔ CHỨC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Phần lớn các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sẽ tập trung vào một số thị trường sau
- Đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ (Mỹ)
- Đầu tư vào thị trường châu phi
- Đầu tư vào thị trường Lào và Campuchia
- Đầu tư vào Singapore …vv
Các dự án của Tư nhân mang về lợi nhuận tốt hơn so với Vốn của DNNN
Năm 2019, có 87/130 dự án báo cáo về doanh thu, lợi nhuận với tổng doanh thu tại nước ngoài là 7.021,88 triệu USD, bằng 127,16% so với năm 2018. Trong đó, 53 dự án có lợi nhuận với tổng lợi nhuận 565 triệu USD, tăng 39 triệu USD và bằng 107,42 % so với năm 2018; 33 dự án bị lỗ với số lỗ là 156 triệu USD giảm 201 triệu USD và bằng 43,74% so với năm 2018.
Lũy kế đến ngày 31/12/2019, có 10/27 doanh nghiệp đã có thu hồi vốn đầu tư từ các dự án tại nước ngoài với số tiền 2.98 tỷ USD, bằng 45,72% vốn đầu tư đã thực hiện.
Trong số các dự án đầu tư tại nước ngoài, có 47 dự án bị lỗ lũy kế với số lỗ lũy kế là hơn 1 tỷ USD. Ngoài ra, còn một số dự án chưa báo cáo doanh thu, lợi nhuận nên chưa có cơ sở để đánh giá về hiệu quả đầu tư của các dự án này.
Tính đến 31/12/2019, tiền chuyển về nước chiếm tỷ trọng lớn tập trung ở một số dự án, như dự án khai thác dầu khí của PVN (Dự án Nhenhexky – Liên bang Nga, Lô PM 304 – Malaysia,… ) và dự án viễn thông tại các nước Đông Nam Á của Viettel.
Bên cạnh đó, còn những dự án khó khăn, tiềm ẩn rủi ro và tồn tại, chưa có hiệu quả đầu tư. Các dự án khai thác, thăm dò dầu khí phải dừng, giãn tiến độ hoặc thực hiện thủ tục kết thúc (có tỷ trọng vốn đầu tư cao). Các dự án trồng và chế biến cây cao su, một số dự án vẫn còn trong giai đoạn đầu tư hoặc mới đưa vào khai thác và đang lỗ kế hoạch, tiềm ẩn rủi ro (chính sách đất đai, thuế, lao động; rủi ro thị trường,… )
Nhìn Chung các dự án đầu tư nước ngoài cũng mang lại tín hiệu mới cho Việt Nam
Điển hình như Vinfast đầu tư nhà máy tại Mỹ
Viettel đầu tư vào Châu Phi đều có kết quả rất tốt
>>> Dịch vụ Tư vấn đầu tư nước ngoàicủa Luật Hồng Đức
3.2 CÁ NHÂN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Hiện nay pháp luật về đầu tư ra nước ngoài hiện khá hoàn thiện và đầy đủ. Căn cứ pháp lý:
– Luật Đầu tư 2014;
– Nghị định 83/2015/NĐ – CP của Chính phủ Quy định về đầu tư ra nước ngoài;
– Mẫu văn bản tại Thông tư 09/2015/BKHĐT;
Nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoàn toàn có quyền thực hiện góp vốn đầu tư tại nước ngoài, căn cứ điểm d, khoản 1, điều 2 Nghị định 83/2015/NĐ – CP.
Hồ sơ thực hiện cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với nhà đầu tư là cánhân bao gồm
– Bản đề nghị cấp Giấy Chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
– Tài liệu chứng thực cá nhân như hộ chiếu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân;
– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư;
– Xác nhận không nợ thuế thu nhập cá nhân;
– Các tài liệu khác tuy vụ việc.
LHD Law Firm cung cấp dịch vụ Thành lập công ty tại Hoa Kỳ với hơn 68 dự án tư nhân đầu tư thành công tốt đẹp |
4. QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Các bước hoàn thiện giấy phép chứng nhận đầu tư
1. Với quy trình đăng ký thì dự án đầu tư phải đạt dưới 15 tỉ đồng Việt Nam để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
2. Với quy trình thẩm tra thì dự án đầu tư phải đạt tối thiểu là 15 tỉ đồng Việt Nam mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện như sau
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ dự án đầu tư gửi các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được hỏi ý kiến tiến hành thẩm tra hồ sơ dự án đầu tư và có ý kiến bằng văn bản về các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công; quá thời hạn trên mà cơ quan được hỏi không có ý kiến bằng văn bản thì được coi là đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
c) Đối với các dự án đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định này, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
d) Đối với các dự án đầu tư không quy định tại Điều 9 Nghị định này, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
đ) Giấy chứng nhận đầu tư được sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
e) Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
5. MỞ TÀI KHOẢN VÀ CHUYỂN TIỀN RA NƯỚC NGOÀI
Bước này làm sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ pháp luật:
Luật đầu tư nước ngoài số Luật 67/2014/QH13 về Đầu tư
Điều 63. Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài
Ngân hàng thương mại và làm công văn xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước
Giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn riêng mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Điều 64. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
c) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật này.
2. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
6. DỊCH VỤ XIN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA LHD LAW FIRM
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CHO VIỆC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
☑ Tối thiểu phải có dự án được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài “ Dự án đầu tư “
- Cam kết quyền và nghĩa vụ đối với tài chính nhà nước Việt Nam
- Được sự cấp thuận đồng ý của Sở kế hoạch đầu tư và được cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Cam kết và tuân thủ theo quy định về các điều khoản nếu trong trường hợp sử dụng vốn vay nhà nước để đầu tư trực tiếp nước ngoài.
BƯỚC TIẾP THEO LÀM GÌ ?
⇒ XIN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
☑ PHẠM VI ÁP DỤNG
Cho các dự án không cần xin chủ trương của Thủ tướng chính phủ (dưới 400 tỷ lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông hoặc 800 tỷ trong các lĩnh vực khác).
Cho doanh nghiệp/cá nhân/tổ chức
Hình thức đầu tư: thành lập công ty 100% vốn Việt Nam, thành lập chi nhánh, công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài, mua trên 10% vốn doanh nghiệp nước ngoài có tham gia quản lý. Không áp dụng cho thành lập văn phòng đại diện, mua nhà/tài sản ở nước ngoài.
☑ HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ XIN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
(Điều 59 Luật Đầu tư 2014 và Điều 14 Nghị định 83/2005/NĐ-CP)
1. Bản đăng ký đầu tư (theo Mẫu số 01 Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT) (lưu ý đọc kỹ Phụ lục hướng dẫn cách ghi dành cho nhà đầu tư ở cuối Thông tư để điền đầy đủ nội dung trong Bản đăng ký đầu tư) (bản chính)
2. Chứng minh thư/hộ chiếu đối với cá nhân; Đăng ký kinh doanh/QĐ thành lập/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức (bản sao chứng thực)
3. Xác nhận của cục thuế về việc nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến gần thời điểm nộp hồ sơ (bản gốc hoặc sao chứng thực)
4. Văn bản cam kết tự thu xếp ngoại tệ kèm xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ (theo mẫu số 5 Thông tư 09) HOẶC văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng (vd Ngân hàng) cho nhà đầu tư theo mẫu số 6 Thông tư 09 (bản chính hoặc sao công chứng).
5. Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp: Quyết định đầu tư ra nước ngoài của chủ sở hữu/cấp có đủ thẩm quyền của doanh nghiệp (Vd Hội đồng quản trị…)
Đối với doanh nghiệp nhà nước: có quyết định sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo thẩm quyền.
6. Đối với các dự án: năng lượng, nông lâm nghiệp thủy sản, khảo sát thăm dò chế biến khoáng sản, sản xuất chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng: Bổ sung tài liệu xác nhận có địa điểm thực hiện dự án: Giấy phép đầu tư (trong đó có ghi địa điểm), quyết định giao/cho thuê đất, hợp đồng/thỏa thuận cho thuê/giao đất tại nước ngoài. (theo Điều 8 Nghị định 83/2005/NĐ-CP)
Hồ sơ đóng quyển thành 03 bộ, trong đó có 01 bộ gốc và 02 bộ photo.
☑ TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH XIN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
(Điều 59 Luật Đầu tư 2014 và Điều 15 Nghị định 83/2005/NĐ-CP)
1. Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ, kê khai trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư tại website: //dautunuocngoai.gov.vn/fdi
2. Trong vòng 15 ngày kể từ khi kê khai hồ sơ trên website, nhà đầu tư nộp trực tiếp hồ sơ/gửi bưu điện đến Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) theo địa chỉ:
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội (ĐT: 08043358)
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các đơn vị nghiên cứu, xử lý hồ sơ (với hồ sơ có vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam hơn 20 tỷ đồng phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước).
Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cần làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi nhà đầu tư đề nghị giải trình/bổ sung (bước này có thể diễn ra nhiều lần nếu hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng yêu cầu).
4. Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư hoặc có thông báo không cấp Giấy).
☝ CHỌN LUẬT SƯ PHÙ HỢP →
☇ CÔNG TY LUẬT UY TÍN VỀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
# 1. CÔNG TY LUẬT LHD (LUẬT HỒNG ĐỨC)
LHD Law Firm được đánh giá top 10 công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam về Tư vấn đầu tư ra nước ngoài được xếp hạng tại Legal500 và Hg.org, với 10 năm kinh nghiệm và hệ thống văn phòng làm việc tại Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu…vv LHD Law Firm cam kết làm hài lòng nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. |
VÌ SAO CHỌN CHÚNG TÔI CHO DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
1. Chúng tôi có hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư ra nước ngoài
2. Chúng tôi đã thực hiện thành công hơn 680 dự án đầu tư ra nước ngoài (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Canada và Cambodia)
3. Dịch vụ trọn gói gồm có xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và thành lập công ty tại nước sở tại
4. Ngoài các văn phòng tại Việt Nam (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng) Chúng tôi còn có văn phòng tại các nước sở tại như
Tại Hoa kỳ: 2825 Wilcrest Dr #559, Houston, TX 77042, Hoa Kỳ
Tại Singapore: 470 North Bridge Rd, #05-12 Bugis Cube, Singapore 188735 …vv đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầy đủ nhất cho nhà đầu tư
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH: Đầu tư sang USA (Hoa Kỳ), MYANMAR, CAMPUCHIA, SINGAPORE, HONGKONG, ÚC, NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC…